5 lưu ý sử dụng thiết bị điện cảm ứng để hoạt động bền bỉ
- T6, 11 / 2018

1.Góc cảm ứng của thiết bị
Với cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên sự chuyển động của con người, các thiết bị cảm ứng như chuông cửa hay đèn sẽ được bật, cung cấp nguồn điện vào. Thông thường khoảng cách cảm ứng trong khoảng 3m đổ lại và có góc cảm biến thường là 120 độ. Do đó cần đặt hướng cảm biến đúng với chức năng của nó, tránh để vật cản che mắt cảm biến.
2.Không nên lắp nơi có độ ẩm cao, ánh sáng chiếu trực tiếp
Bộ phận cảm biến nên lắp nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp bởi nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp độ nhạy của cảm biến. Khi người dùng lắp đặt nơi ẩm ướt, thường xuyên rò rỉ nước, mắt cảm biến độ nhạy sẽ giảm đi, đôi khi là không hoạt động. Đặc biệt là trong không khí nóng có hơi nước, không được để nước bắn vào bộ phận cảm biến bởi chúng hoàn toàn không chống nước.3.Lựa chọn thiết bị cảm biến phù hợp với nhu cầu
Trên thị trường hiện nay có dòng cảm biến chuyển động và cảm biến ánh sáng. Hai sản phẩm này cách thức hoạt động hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như khi lắp ở các khu vực hành lang, sân vườn, người dùng có thể sử dụng dòng cảm biến ánh sáng, chỉ bật khi trời tối và tự tắt khi trời sáng. Với dòng cảm biển chuyển động sẽ chỉ dựa trên chuyển động của con người như nhà vệ sinh, cầu thang,… sử dụng cơ chế này sẽ hiệu quả hơn.4.Tránh lắp mắt cảm biến khu vực đông người
Ở khu vực đông người, sử dụng dòng cảm biến chuyển động gây ra khá nhiều phiền phức như chuông liên tục kêu, đèn nhấp nháy bật/tắt liên tục dẫn tới tình trạng mau hư hỏng của bộ phận cảm biến. Sản phẩm thích hợp lắp ở các khu vực gia đình, nơi không tập trung quá nhiều người với thời gian sử dụng không quá nhiều trong một ngày. Đặc biệt, các thiết bị cảm ứng sẽ dừng hoạt động, ngắt nguồn điện khi không còn sự chuyển động như ngồi im, nằm ngủ chính vì thế người dùng cần lưu ý. >>> Có nên dùng chuông cửa cảm biến chuyển động không?
Hướng dẫn cách lắp đui đèn cảm ứng chuyển động